Mặt dán sứ (porcelain laminate veneer), phục hình xâm lấn tối thiểu

Tổng quan về mặt dán sứ

Để thực hiện một phục hình mặt dán sứ cần có 4 thành phần chính:

  1. Một bề mặt sứ được soi mòn
  2. Một bề mặt răng đã được sửa soạn
  3. Tác nhân silane
  4. Cement gắn có thành phần nhựa

Sứ:
Ban đầu, vật liệu để làm veneer sứ cũng giống như những phục hồi toàn sứ, về sau loại sứ có độ bền cao dành cho những phục hồi dán được giới thiệu. Loại sứ này nhìn chung bền chắc hơn so với sứ và composite thông thường
Soi mòn:
Cần soi mòn trên cả bề mặt răng và phục hồi nhằm tạo độ lưu giữ giữa phục hồi và răng. Soi mòn sứ thường sử dụng dung dịch acid 10% như hydrofluoric acid. Bảng dưới đây cho thấy tầm quan trọng của việc soi mòn đối với độ bền dán.

Tác nhân silane
   Được sử dụng nhằm làm tăng độ bền dán giữa sứ và composite
Cement gắn có thành phần nhựa
   Các loại cement có thành phần nhựa được trùng hợp bằng đèn giúp kéo dài thời gian làm việc khi gắn phục hồi

Ưu điểm của veneer sứ:
  • Thẩm mỹ cao
  • Bền chắc
  • Tương hợp sinh học
  • Mài ít mô răng

Nhược điểm:

  • Tốn thời gian, BN đi lại nhiều lần
  • Giá cao
  • Dễ gãy (do mỏng manh) trong giai đoạn thử và gắn
  • Không thể sửa chữa
  • Không có giai đoạn gắn tạm

Chỉ định veneer sứ

  • Đóng kín kẽ hở (khe thưa)
  • Răng bị sẫm màu
  • Răng có bề mặt men bị khiếm khuyết
  • Tái tạo lại hình dạng răng

Chống chỉ định

  • BN bị mòn răng do nghiến răng
  • Răng quá ngắn
  • Bề mặt men không thích hợp để lưu giữ sứ (ví dụ như bị mòn trầm trọng)
  • Răng có miếng trám lớn, răng đã nội nha còn lại mô răng không đủ
  • BN có thói quen xấu có thể tác động không tốt lên phục hồi

Sửa soạn cùi răng cho mặt dán sứ

Mài mặt ngoài:
   Mài khoảng 0.5-0.7mm cho răng hàm trên và 0.3mm cho răng hàm dưới. Đôi khi răng xoay hoặc lệch, việc sửa soạn đến ngà cũng cần thiết, tuy nhiên điều này sẽ làm giảm 50% khả năng lưu giữ phục hình của bề mặt răng được sửa soạn, đường hoàn tất nên nằm trên men.

   Đường hoàn tất mặt ngoài tốt nhất là bờ cong và đặt ngang hoặc trên nướu, đối với các trường hợp yêu cầu thẩm mỹ cao thì có thể đặt dưới nướu khoảng 0,1mm và cần đặt chỉ co nướu khi mài

Mài mặt bên: 

– Nếu muốn màu phục hồi sau cùng giống màu răng ban đầu, điểm cuối của ĐHT nên cách vùng tiếp điểm 0,2mm, như hình dưới
– Nếu muốn màu phục hồi sau cùng khác màu răng ban đầu, điểm cuối của ĐHT nên qua khỏi 1/2 vùng tiếp điểm như hình dưới
  

Đường hoàn tất mặt bên tốt nhất là bờ cong trừ khi răng bệnh nhân có kẻ hở, khi đó ĐHT nên là bờ xuôi.

   

Mài cạnh cắn:
Nên mài cạnh cắn 1mm để đảm bảo độ dày của sứ, nếu muốn phục hồi sau này cao hơn răng thật 0,5mm thì chỉ mài 0,5mm. Nếu răng thật được làm dài thân răng 1mm trước khi làm phục hồi thì không cần mài bớt cạnh cắn mà chỉ mài đường hoàn tất, bo tròn cạnh rìa cắn, các góc độ nên thực hiện như hình bên dưới

  

Bo tròn các góc:
  

Sau khi mài răng, tiến hành lấy dấu, chọn màu, gắn phục hình tạm
 
Giai đoạn thử:
Veneer sứ nên được thử và đánh giá trên miệng BN trước khi gắn, chúng ta có thể sử dụng cement thử (Insure, Cosmedent), loại cement thử có ưu điểm là không giới hạn thời gian làm việc. Mục đích của việc thử là nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của cement lên độ bóng của phục hình. Nếu không thử cẩn thận, chính sự ảnh hưởng của cement gắn lên độ bóng của phục hình sẽ gây ra những kết quả không mong muốn sau khi gắn.
Các bước thử:
1. Đánh giá sự khít sát trên mẫu hàm

  
2. Tháo phục hình tạm

3. Làm sạch bề mặt răng, đặt phục hồi lên răng, đánh giá sự khít sát, khớp cắn, sử dụng cement thử để xem xét độ bóng của phục hình
   
Chúng ta có thể thấy được độ bóng của phục hình bị ảnh hưởng khi có cement thử
Nếu độ bóng và mọi thứ đều tốt chúng ta chuyển sang bước tiếp theo, nếu chưa đạt cần điều chỉnh lại độ cản quang của sứ, thảo luận với BN…và tiến hành thử sứ lại
4. Sau khi thử xong, làm sạch bề mặt răng và phục hồi để tiến hành giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn gắn
   1. Đặt veneer sứ vào đúng vị trí mỗi răng như hình để thuận tiện khi gắn, Soi mòn bề mặt sứ với acid phosphoric 37% trong 15 giây và rửa sạch

  

2. Cho tác nhân silane ( Silane Ultradent Products) vào bề mặt sứ theo hướng dẫn nhà sản xuất

3. Làm sạch bề mặt răng, đặt đai cách ly giữa các răng với nhau (có thể sử dụng đai nhựa, kim loại…) và soi mòn bề mặt răng bằng acid phosphoric trong 15 giây, sau đó rửa bằng nước và xịt hơi ít nhất 10 giây và thổi khô
    
4. Đặt lại đai cách ly mới
5. Cho keo dán (One-Step, Bisco) vào bề mặt sứ và chiếu đèn theo hướng dẫn nhà sản xuất
  
6. Cho cement gắn nền nhựa (Insure Cosmedent)
7. Bôi keo dán lên bề mặt răng và chiếu đèn theo hướng dẫn nhà sản xuất

8. Đặt phục hồi lên răng cho khít sát, chiếu đèn để trùng hợp cement gắn
9. Tháo đai cách ly
10. Lấy cement dư
Hoàn tất và đánh bóng
  
Veneer sứ hàm dưới:
Các bước tương tự như hàm trên, có một điểm khác là mài mô răng mặt ngoài 0,3mm
1. Mài răng
2 Đặt chỉ co nướu, lấy dấu, gắn phục hình tạm
3. Thử sứ
   
4 Gắn phục hồi
  

Case lâm sàng mặt dán sứ

Bệnh nhân nữ 54 tuổi, có các răng trước hàm trên bị lệch lạc, BN từ chối điều trị chỉnh hình. Và kế hoạch điều trị với phục hình mặt dán sứ veneer được đưa ra.

1. Hình ảnh trước điều trị

2. Tiến hành cắt nướu làm dài thân răng R12, R22 trước khi sửa soạn răng
3. Sửa soạn răng
  
4. Thử sứ
Bề dày của veneer ở mỗi răng khác nhau để phù hợp với mục tiêu điều trị
   
5. Gắn phục hồi:
  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *