Lý do đến khám và thăm khám lâm sàng
Một bệnh nhân nữ 22 tuổi đến khám với lý do vẩu hai hàm. Bệnh nhân có kiểu mặt lồi với vẩu môi nặng và môi không đóng kín tự nhiên, căng cơ cằm khi khép môi. Khuôn mặt không cân xứng với bên trái dài hơn. Đường cười của bệnh nhân cũng không cân xứng (Hình 6.1–6.4). Bệnh nhân có tật thở miệng. Có tiếng kêu ở cả hai khớp thái dương hàm, nhưng không đau.
Khám trong miệng cho thấy vệ sinh răng miệng tốt, tương quan răng nanh và răng hàm lớn Loại I ở cả hai bên với độ cắn chìa 3,0 mm, các răng trước hàm trên và hàm dưới chen chúc nhẹ. Các răng có kích thước khá to, đường giữa của cung răng và đường giữa mặt trùng nhau (Hình 6.5–6.10).
Đánh giá X quang
Phim panorama (Hình 6.11) cho thấy tất cả các răng đều hiện diện ngoại trừ các răng khôn.
Phân tích phim đo sọ (Hình 6.12, 6.13; Bảng 7.1) cho thấy vẩu hai hàm, tương quan xương Loại I. Cả răng cửa trên và dưới đều nghiêng ra trước. Môi dưới nhô so với đường E. Góc mặt phẳng hàm trên–hàm dưới giảm và góc GoMe/SN tăng.
Bảng 6.1 Đo đạc trên phim sọ nghiêng trước điều trị |
|
PHÂN TÍCH XƯƠNG |
|
Chiều trước–sau |
|
SNA (°) |
80,5 |
SNB (°) |
77,5 |
ANB (°) |
3,0 |
Chiều đứng |
|
GoMe/SN (°) |
36,0 |
FMPA (°) |
28,0 |
PP/MP (°) |
20,0 |
Góc hàm (°) |
75,0 |
ANS–Me (mm) |
78,5 |
PHÂN TÍCH RĂNG |
|
Độ cắn chìa |
3,0 |
Độ cắn trùm |
1,0 |
UI/SN (°) |
114,0 |
L1/GoMe (°) |
106,0 |
SN/OP (°) |
19,0 |
Is–Is’ (mm) |
32,0 |
Mo–Ms (mm) |
28,5 |
Ii–Ii’ (mm) |
54,0 |
Mo-Mi (mm) |
43,0 |
PHÂN TÍCH MÔI |
|
U Lip–E (mm) |
0,0 |
L Lip–E (mm) |
8,5 |
NLA (°) |
80,5 |
Mục tiêu và kế hoạch điều trị
Mục tiêu điều trị là kéo lùi tối đa các răng trước hàm trên và hàm dưới nhằm làm giảm độ nhô của môi. Kế hoạch điều trị là nhổ bốn răng hàm nhỏ thứ nhất và làm giảm vẩu xương ổ răng. Neo chặn tối đa với bốn minivis cắm vào xương ổ răng ở giữa các chân răng phía má của mỗi nửa cung hàm để tránh sự di gần các răng sau. Khoảng trống nhổ răng sẽ chủ yếu được đóng bởi sự kéo lùi các răng trước nhằm làm giảm tối đa độ nhô của môi.
Quá trình điều trị
Sau khi nhổ bốn răng hàm nhỏ thứ nhất, gắn mắc cài .022/.028 đã có sẵn thông số vào cung răng trên và dưới. Cung ngang khẩu cái được lắp vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. Sau khi làm thẳng và làm phẳng, lắp dây cung thép không gỉ .019/.025 vào cả hai cung răng.
Neo chặn bằng minivis và kéo đóng khoảng
Sáu tháng sau khi bắt đầu điều trị, hai minivis Martin® (đường kính 1,6 mm, dàu 6,0 mm) được cắm ở hàm trên giữa răng hàm nhỏ thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất ở bên phải và giữa răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai ở bên trái. Vị trí cắm minivis được xác định bằng cách đánh giá khoảng liên chân răng trên phim toàn cảnh. Minivis được dùng làm đơn vị neo chặn trực tiếp để kéo lùi các răng cửa vốn đang bị nghiêng ra trước. Một driver cầm tay được sử dụng để cắm minivis. Độ dài minivis được lựa chọn dựa trên chiều dày của niêm mạc tại vị trí cắm. Không cần phải rạch niêm mạc do mô mềm ở đây rất mỏng. Phim cận chóp chụp sau khi cắm khẳng định không có sự tiếp xúc giữa vis và các chân răng kế cận (Hình 6.14, 6.15). Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh răng miệng và chăm sóc sau cắm như thường lệ (xem Chương 5).
Chỏm minivis được để lộ trong khoang miệng để thuận lợi cho việc tác dụng lực, lực được tác dụng 1 tuần sau khi cắm để cho phép mô mềm lành thương. Bắt đầu kéo đóng khoảng ở cung răng trên với lực 150–200g thông qua nút buộc tieback từ các minivis đến các hook đã được hàn nhiệt lên phần trước dây cung từ trước đó (Hình 6.16, 6.17).
Khi kế hoạch điều trị bao gồm cắm minivis ở khoảng liên chân răng, nên tiến hành cắm minivis sau khi hoàn tất giai đoạn làm thẳng và làm phẳng các răng. Việc này sẽ giúp xác định vị trí cắm vis tốt nhất có thể và tránh tổn thương chân răng trong và sau cắm. Tuỳ vào sự sắp xếp ban đầu của các răng mà thời điểm cắm minivis ở hàm trên và hàm dưới có thể thay đổi, và mất neo chặn ở một mức độ nào đó là không thể tránh khỏi trong giai đoạn này. Bệnh nhân này hay bị lỏng mắc cài ở vài lần tái khám trong giai đoạn đầu, đặc biệt là mắc cài hàm dưới, dẫn đến thời gian dàn đều dài hơn bình thường trước khi lắp được dây thép. Hậu quả là, neo chặn bị mất nhiều hơn dự kiến trong giai đoạn này.
Vào tháng thứ 8, hai minivis Martin® (đường kính 1,6 mm, dài 6,0 mm) được cắm ở hàm dưới, vào khoảng liên chân răng giữa răng hàm nhỏ thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất ở cả hai bên (Hình 6.18, 6.19). Ở bên phải, cần chụp thêm một phim cận chóp với bóng phát tia X đặt về phía xa nhiều hơn và hướng tia về phía gần để kiểm tra xem đầu mút của minivis có tiếp xúc với chân răng kế cận hay không. Buộc tieback giữa các minivis và các hook gắn trên dây cung hàm dưới ở cả hai bên để kéo lùi các răng trước hàm dưới.
Ở cùng buổi tái khám đó, minivis hàm trên bên trái bị lỏng và được thay thế bằng một minivis Osteomed® (đường kính 1,6 mm, dài 6,0 mm). Do đoạn chỉ thép của nút tieback đè vào mô mềm nên nó được bọc lại bằng một ống nhựa để giảm kích thích lợi (Hình 6.20). Vào thời điểm bệnh nhân này đang được điều trị, chỉ có vis kết hợp xương chỏm đơn trên thị trường. Thường thấy hiện tượng kích thích mô mềm xung quanh vis khi mắc chun hoặc buộc chỉ thép vào vis. Khoảng cách giữa vis và điểm đặt lực càng lớn thì khí cụ kéo trung gian càng dễ đè lên mô mềm. Hiện nay, minivis chỉnh nha với chỏm kép (xem Chương 4) đã có trên thị trường và sử dụng loại vis này có thể giảm thiểu vấn đề trên.
Để kéo lùi tịnh tiến các răng trước hàm trên, các hook gắn vào dây cung hàm trên được kéo dài về phía lợi, nhờ đó lực kéo đi qua tâm cản của các răng trước (Hình 6.21, 6.22). Tổng thời gian điều trị là 27 tháng. Sau khi tháo mắc cài, dán khí cụ duy trì mặt trong (cố định) lên cả hai hàm và cho bệnh nhân mang cả hàm duy trì tháo lắp.
Đánh giá sau điều trị
Vẩu môi trên đã giảm hẳn. Thẩm mỹ mặt khá vừa ý, và đã đạt được khớp cắn tốt (Hình 6.23–6.32).
Tiêu chân răng rất ít (Hình 6.33) mặc dù các răng trước di chuyển đáng kể.
Chồng phim sọ nghiêng cho thấy thay đổi đáng kể trong vị trí của các răng trước. Răng cửa trên được kéo lùi 10,0 mm và giảm độ nghiêng về phía môi 17,0°. Răng cửa dưới được kéo lùi 10,0 mm và giảm độ nghiêng về phía môi 16,0°. Các răng hàm lớn hàm trên và hàm dưới di chuyển ra trước tương ứng 1,5 mm và 2,0 mm. Vị trí các răng cửa trước và sau điều trị ít chồng lên nhau khi chồng phim. Có thể thấy hiện tượng tái cấu trúc xương ổ răng đáng kể. Cơ cằm không còn căng khi khép môi. Theo chiều đứng, ít có sự thay đổi (Hình 6.34–6.37; Bảng 6.2).
Tại lần tái khám sau điều trị 2 năm 10 tháng, không có thay đổi đáng kể nào xảy ra. Mô mềm của tầng mặt dưới trở nên tự nhiên hơn. Tuy nhiên, vị trí nhổ răng hàm trên bên trái có sự mở khoảng nhẹ do bệnh nhân không đeo hàm duy trì thường xuyên (Hình 6.38–6.48).
Bảng 6.2 Đo đạc trên phim sọ nghiêng trước và sau điều trị |
||
|
Trước |
Sau |
PHÂN TÍCH XƯƠNG |
||
Chiều trước–sau |
||
SNA (°) |
80,5 |
80,0 |
SNB (°) |
77,5 |
75,5 |
ANB (°) |
3,0 |
4,5 |
Chiều đứng |
||
GoMe/SN (°) |
36,0 |
37,0 |
FMPA (°) |
28,0 |
30,0 |
PP/MP (°) |
20,0 |
22,0 |
Góc hàm (°) |
75,0 |
77,0 |
ANS–Me (mm) |
78,5 |
78,0 |
PHÂN TÍCH RĂNG |
||
Độ cắn chìa |
3,0 |
2,5 |
Độ cắn trùm |
1,0 |
2,0 |
UI/SN (°) |
114,0 |
97,0 |
L1/GoMe (°) |
106,0 |
90,0 |
SN/OP (°) |
19,0 |
22,0 |
Is–Is’ (mm) |
32,0 |
32,0 |
Mo–Ms (mm) |
28,5 |
28,5 |
Ii–Ii’ (mm) |
54,0 |
51,0 |
Mo-Mi (mm) |
43,0 |
44,5 |
PHÂN TÍCH MÔI |
||
U Lip–E (mm) |
0,0 |
–4,0 |
L Lip–E (mm) |
8,5 |
–0,5 |
NLA (°) |
80,5 |
82,0 |