Kỹ thuật dán ngà với keo dán một thành phần

Sản phẩm ví dụ Single Bond (3M ESPE)
Thành phần bis-GMA
Hydroxyethyl methacrylate
Ethanol
Water
Diacrylates
Photoinitiator
Methacrylate functional copolymer của polyacrylic và polyitaconic acid (polyalkenoic acid)
Nhựa dán chiếu đèn 60% bis-GMA 40% triethylene glycol
dimethacrylate

Trang bị

  • Bộ dụng cụ nha khoa tiêu chuẩn
    • Thám trâm
    • Gương trong miệng
    • Sonde nha chu
    • Gây tê phù hợp
    • Bộ đặt đê cao su
    • Tay khoan nhanh và mũi khoan
  • Tay khoan chậm, mũi khoan, trục lắp đĩa, và đĩa đánh bóng
  • Chất trám nền resin-inonmer chiếu đèn hoặc Dycal nếu cần cho vùng ở sâu
  • Gel acid phosphoric xoi mòn
  • Keo dán nha khoa một thành phần
  • Composite tùy chọn

Kỹ thuật lâm sàng

  1. Thăm khám để xác định mức độ của tổn thương sâu răng và đánh giá sức khỏe nha chu (A). Trong hình minh họa là tổn thương mòn cổ răng bao gồm cả ngà răng và cement.
  2. Gây tê phù hợp nếu cần thiết.
  3. Cách ly tổn thương bằng đê cao su. Nên dùng đê không có latex vì mối quan tâm ngày càng tăng về dị ứng latex.
    1. Bí quyết lâm sàng: nếu không dùng đê cao su, lỗ trám cần dán phải được cách ly đầy đủ nếu không phương pháp dán ngà sẽ không thành công. Có thể đặt chỉ co nướu, hoặc khoét lợi bằng laser CO2 để tạo ra vùng làm việc khô.
  4. Làm sạch bề mặt răng bằng bột đánh bóng không có fluor để quan sát rõ màu sắc và tạo ra bề mặt không có mảng bám, cặn, và cao răng.
  5. Sửa soạn xoang trám theo cách thông thường bằng tay khoan nhanh và mũi khoan phù hợp.
  6. Sử dụng tay khoan chậm và mũi khoan tròn để lấy bỏ tất cả mô răng sâu.
    1. Bí quyết lâm sàng: có thể sử dụng chất nhuộm phát hiện sâu răng, nhất là ở các vùng như sửa soạn đường hầm, trong đó việc quan sát thường khó khăn. Tiếp tục cho đến khi tất cả ngà còn lại không bị sâu.
  7. Dùng mũi khoan để tạo rãnh, đường cắt hoặc điểm lưu giữ để lưu giữ cơ học. Không nên dùng thiết kế hình bát kém lưu giữ trừ khi toàn bộ rìa miếng trám nằm trên men. Nên làm vát men (B).
    1. Nếu cần, bảo vệ tủy bằng lớp trám lót canxi hydroxide kháng acid hoặc resin-ionomer ở vùng sâu của xoang trám.
  8. Bôi gel xoi mòn acid phosphoric (kỹ thuật total etch) lên toàn bộ xoang trám trong 15 đến 20 giây (C).
  9. Rửa sạch gel etching với đầu xịt hơi/nước trong 20 giây (D). Phần tiếp theo trình bày quy trình bôi chất dán ngà.
  10. Đảm bảo ngà ẩm (không ướt đẫm) bằng cách thấm khô với xốp, tăm khô hoặc viên bông.
    1. Bí quyết lâm sàng: Không thổi khô. Một phương pháp thay thế là thổi khô nhanh bề mặt để thấy được dạng trắng như phấn của men răng đã xoi mòn và ngay lập tức làm ướt mảnh xốp hoặc tăm khô để làm ẩm ngà trở lại. Để đảm bảo độ ẩm của bề mặt ngà, cần đặc biệt thận trọng nếu dùng thổi khô.
  11. Bôi keo dán một thành phần (vd, Single Bond, 3M EPSE) với lượng đủ để giữ cho xoang trám thấm đẫm keo dán trong 20 giây (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) (E).
    1. Bí quyết lâm sàng: Đảm bảo thường xuyên làm ướt lại chổi hoặc tăm trong thời điểm này để bôi thêm keo dán (bond) lên xoang trám.
  12. Nhẹ nhàng làm khô dung môi bằng luồng hơi rất nhẹ trong 5 đến 10 giây (F). Tại thời điểm này, bề mặt phải bóng. Nếu không, cần bôi thêm keo lần thứ hai.
  13. Chiếu đèn quang trùng hợp keo dán 10 giây (G).
    1. Bí quyết lâm sàng: nếu rìa xoang trám nằm trên ngà hoặc cement, bôi lớp lót Single Bond (3M EPSE) thứ hai, dùng kỹ thuật tương tự.
  14. Đắp miếng trám composite theo từng lượng nhỏ để giảm hiệu ứng co khi trùng hợp (H). Một số nhà sản xuất khuyến cáo bôi keo lần thứ hai, lặp lại các bước từ 12 đến 14.
  15. Hoàn thiện và đánh bóng phục hồi bằng mũi khoan carbide và đĩa đánh bóng.
  16. Có thể bôi thêm một lớp nhựa dán và chiếu đèn để “làm lành thương” các đường nứt bề mặt tạo ra trong quá trình hoàn thiện và đánh bóng và các khiếm khuyết rìa miếng trám vi thể có thể bị ngấm màu rìa về sau. Một số loại nhựa khác được sản xuất chuyên biệt cho mục đích này; tuy nhiên các loại chất dán “có hạt độn” mới nhất có thể được dùng thay thế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *