Chẩn đoán và điều trị gãy xương hàm dưới

Đại cương

Dịch tễ

  • Gãy xương hàm dưới gặp nhiều gấp 2-3 lần gãy khối xương tầng giữa mặt
  • Nam>nữ, hay gặp nhất là lứa tuổi lao động 20-30 tuổi

Nguyên nhân chủ yếu: tai nạn giao thông, hoạt động bạo lực, tai nạn sinh hoạt

Vị trí gãy

  • Cành ngang 29%
  • Lồi cầu 26%
  • Góc hàm 25%
  • Vùng cằm 17%
  • Cành cao 4%
  • Mỏm vẹt 1%

Đặc điểm giải phẫu liên quan

  • XHD là 1 xương di động, khỏe, ngoài đặc trong xốp, nuôi dưỡng kém hơn XHT, vết thương lâu liền hơn, dễ bị viêm xương
  • Có ống răng dưới chứa bó mạch TK răng dưới. Khi gãy có thể gây tê môi dưới và cằm.
  • Các điểm yếu: vùng răng cửa, lỗ cằm, góc hàm, cổ lồi cầu
  • XHD có các cơ nhai bám. Khi gãy, các cơ co kéo gây di lệch.

Phân loại

  • Gãy 1 phần
    • Gãy răng và XOR
    • Gãy mỏm vẹt
  • Gãy toàn bộ
    • Một đường
    • Nhiều đường
    • Vỡ nát

Lâm sàng

Toàn thân: choáng nhẹ, có thể khó thở do tụt lưỡi, chảy máu bít tắc đường thở

Cơ năng:

  • Đau dọc đường gãy.
  • Nhai khó, vướng.
  • Dấu hiệu Vincent (tê môi dưới, cằm cùng bên): thường gặp trong gãy cành ngang, góc hàm

Thực thể

Ngoài miệng

  • Sưng nề, bầm tím tương ứng với vị trí gãy.
  • Vết thương phần mềm như xây sát, rách da ở vị trí va đập.
  • Có thể lệch đường giữa.
  • Dấu hiệu đau chói, khuyết bậc thang, lạo xạo xương: là dấu hiệu chắc chắn để chẩn đoán
  • Nếu gãy lồi cầu: chảy máu ống tai ngoài, đau chói trước nắp tai, cử động lồi cầu giảm hoặc mất, hõm chảo rỗng

Trong miệng:

  • Hạn chế há miệng: gãy càng về góc hàm, càng dập nát càng hạn chế há miệng
  • Sưng nề, bầm tím ngách tiền đình, sàn miệng
  • Lợi bầm tím quanh đường gãy hoặc rách, kẽ răng nơi đường gãy đi qua rộng ra
  • Khớp cắn sai: có các dạng
    • Răng 1 bên hàm không chạm: gãy xương hàm dưới 1 đường
    • 1 nhóm răng hoặc 1 bên không chạm: gãy xương hàm dưới 2-3 đường
    • Chỉ có răng trong cùng chạm: gãy cổ lồi cầu 2 bên.
  • Di động bất thường: dùng ngón trỏ và ngón cái, 2 tay cầm 2 bên xương hàm gãy, lắc ngược chiều nhau thấy xương di động
  • Gãy xương ổ răng: 1 nhóm răng và xương ổ răng di động

Cận lâm sàng

X quang:

  • Phim panorama
  • Phim hàm chếch (khi không có panorama)
  • Phim mặt thẳng
  • CT Scan

Xác định số lượng, vị trí, hình thái, di lệch của đường gãy

Xét nghiệm

Chẩn đoán

Dựa vào lâm sàng và X quang

Điều trị

Mục tiêu: chức năng + thẩm mỹ

Thái độ xử trí bệnh nhân CTHM

  • Khám, phát hiện, xử trí các tình trạng cấp cứu
    • Khó thở, ngừng thở
    • Chảy máu, tụt huyết áp
    • Choáng, shock
  • Khám phát hiện tổn thương phối hợp: chấn thương sọ não, lồng ngực, ổ bụng, chi, mắt…
  • Khám, cấp cứu chấn thương vùng hàm mặt: băng cằm đầu, buộc răng răng, cố định lưỡi…

Gãy không di lệch: cố định 2 hàm từ 6-8 tuần

Gãy di lệch: nắn chỉnh xương gãy, cố định

  • Nắn chỉnh: gồm nắn chỉnh kín và nắn chỉnh mở
    • Nắn chỉnh kín: khó đưa xương về đúng vị trí giải phẫu, vì vậy chỉ lấy tiêu chí khớp cắn đúng là đạt yêu cầu. Gồm 2 cách:
      • Nắn bằng tay: dùng tay cầm cung răng 2 bên đường gãy đưa về đúng khớp cắn.
      • Nắn bằng lực kéo: buộc cung arch bar 2 hàm, sau đó dùng vòng dây cao su đặt theo hướng kéo ngược chiều với hướng di lệch cho đến khi lấy lại được khớp cắn. Thường áp dụng trong gãy lồi cầu điều trị bảo tồn.
    • Nắn chỉnh mở:
      • Rạch bộc lộ đường gãy
        • Trong miệng: đường rạch qua ngách tiền đình
        • Ngoài miệng: đường rạch qua vết rách phần mềm, đường dưới cằm, đường dưới hàm, đường sau hàm
        • Gãy lồi cầu: đường dưới hàm, đường sau hàm, đường trước tai, đường căng da mặt, đường trong miệng
      • Nắn cho đúng khớp cắn và diện xương gãy khít với nhau
    • Cố định:
      • Cố định 2 hàm hỗ trợ: nút Ivy, cung archbar, vis neo chặn
      • Kết hợp xương bằng chỉ thép: ít làm
      • Kết hợp xương bằng nẹp vít: uốn nẹp theo hình dạng xương gãy, đặt nẹp vis cố định 2 đầu xương gãy.

Gãy nát XHD: làm sạch, cắt lọc, loại bỏ mảnh tổ chức rời, dẫn lưu hoặc khâu thưa tránh ứ đọng dịch, dùng kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí như metronidazol, cephalosporin 3,4

Điều trị và theo dõi sau mổ

  • Toàn thân: kháng sinh, giảm đau, chống viêm
  • Tại chỗ: tình trạng vết mổ, dẫn lưu
  • Phòng biến chứng:
    • Chậm liền xương, liền xương xấu
    • Rối loạn TK: tê bì cằm, môi dưới
    • Dính khớp do cố định 2 hàm quá lâu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *